Skip to content
C22 Credit – Sàn kết nối tài chính
  • TRANG CHỦ
  • CHÚNG TÔI LÀ C22
    • Chúng tôi là ai?
    • Tầm nhìn và sứ mệnh
    • Liên hệ
  • TIN TỨC
  • DỊCH VỤ
    • Vay trả góp
    • Vay theo đăng ký xe máy
    • Vay theo đăng ký ô tô
  • ĐẦU TƯ
  • VAY TIỀN NGAY
  • TRA CỨU KHOẢN VAY
  • ĐỐI TÁC
C22 Credit – Sàn kết nối tài chính
c22

TIN TỨC

NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

6 Tháng 1, 2024
Các khái niệm liên quan đến đánh giá khách hàng. các công ty tài chính/ngân hàng thường xác định khả năng vay của khách hàng thông qua điểm tín dụng.

Để đánh giá chất lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng, các công ty tài chính/ngân hàng thường dựa vào điểm tín dụng để xác định khả năng vay của khách hàng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu các khái niệm liên quan đến đánh giá khách hàng thì thông tin trong bài viết sau của C22 sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Tìm hiểu về điểm tín dụng

Điểm tín dụng là khái niệm chỉ số điểm mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm của bạn khi sử dụng hình thức vay vốn của tổ chức đó. Điểm của bạn càng cao, đánh giá của bạn càng tốt. Điểm 740 được coi là xuất sắc và sẽ giúp bạn có được tỷ lệ tốt khi giao dịch với các ngân hàng/tổ chức tài chính.

Tìm hiểu về điểm tín dụng

Tìm hiểu về CIC

CIC tên đầy đủ là Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm thông tin tín dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự đoán thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức, phục vụ cho hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

CIC được sử dụng để theo dõi thông tin khách hàng nợ xấu, chấm điểm khách hàng không có lịch sử tín dụng, chấm điểm rủi ro lừa đảo cá nhân,…

Tìm hiểu về PCB

PCB tên đầy đủ là Private Credit Bureau, là công ty được cấp vốn bởi 11 ngân hàng thương mại trong nước bao gồm ACB, ABBank, VietinBank, BIDV, Đông Á, Techcombank, Vietcombank, SCB, VIB, Sacombank, VPBank vào năm 2017, đối tác công ty thông tin tài chính Crip (Ý).

Cũng giống như CIC, hệ thống truy vấn nợ xấu CMND trên PCB có chức năng lưu trữ dữ liệu tín dụng, giúp các ngân hàng, công ty tài chính nắm sâu thông tin lịch sử tín dụng, dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng và duyệt hồ sơ vay tiền mặt. Hồ sơ tín dụng do PCB cung cấp bao gồm các thông tin về lịch sử vay, sử dụng thẻ tín dụng và các khoản nợ (nếu có) của khách hàng.

CIC tên đầy đủ là Credit Information Center

Tìm hiểu về S37

S37 là một hệ thống cảnh báo cho vay (ngay lập tức)

Đối với sản phẩm S37, người dùng có thể sử dụng thông tin của khách hàng lần đầu giao dịch. Qua đây, bạn có thể kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu của các tổ chức tín dụng khác hay không.

Tìm hiểu về DTI

DTI là viết tắt của từ Debt-To-Income ratio, là tỷ lệ nợ trên thu nhập, là tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng tháng của bạn được dùng để trả nợ trên tổng thu nhập của bạn. Đối với các cá nhân hoặc tổ chức cho vay, khi cho khách hàng vay tiền, họ thường sử dụng tỷ lệ DTI để đánh giá rủi ro nợ của khách hàng.

Tìm hiểu về PTI

PTI là viết tắt của Payment to Income và được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên thu nhập hiện tại

PTI = (số tiền phải trả) / (thu nhập hàng tháng). Tỷ lệ phần trăm của PTI được tính dựa trên tiền lương.

Mỗi đối tượng khách hàng khi vay sẽ có một mức PTI nhất định, tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Điểm tín dụng là căn cứ để khách hàng lên hồ sơ vay vốn

Tìm hiểu về KYC

KYC (Know Your Customer) có nghĩa là nhận diện khách hàng của bạn, KYC là bước đầu tiên trong mọi hoạt động tài chính ngân hàng, bởi trước khi để khách hàng bước vào hành trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình, ngân hàng hay tổ chức tài chính phải nhận diện được khách hàng, nhận diện và xác minh được khách hàng của mình, danh tính của khách hàng khi tham gia mở tài khoản.

Tìm hiểu về eKYC

Công nghệ eKYC (viết tắt của cụm từ Electronic Know Your Customer) là một hình thức nhận diện khách hàng điện tử. Bạn sẽ thực hiện thủ tục xác thực danh tính trực tiếp trên ứng dụng của ngân hàng. Công nghệ ID trực tuyến sẽ giúp các ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên giấy tờ. Ngoài ra, khách hàng không cần đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để mở tài khoản, tiết kiệm nhiều thời gian.

Tìm hiểu về Blacklist

Blacklist được hiểu là danh sách đen, là danh sách khách hàng quá hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN Việt Nam và thông tin có thể được lưu trữ lên đến 5 năm. Nếu bạn nằm trong danh sách này, bạn sẽ không được đăng ký bất kỳ khoản vay tài chính nào của công ty/ngân hàng.

Tìm hiểu về Check Eligible 

Check Eligible là việc kiểm tra điều kiện vay theo các tiêu chí mà công ty/ngân hàng quy định để xem xét, đánh giá và quyết định khả năng trả nợ của khách hàng, là một bước trong quy trình xét duyệt hồ sơ. Bao gồm các tiêu chí như lịch sử tín dụng và xếp hạng tín dụng, việc làm, thu nhập, địa chỉ thường trú/tạm trú, thông tin công ty,..

Nợ xấu có vay trả góp được không?

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, một phần khách hàng rơi vào trường hợp trả chậm, nợ xấu. Việc dính nợ xấu khiến việc lên hồ sơ vay vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn. 

C22 hỗ trợ vay trả góp cho khách hàng nợ xấu

Phần lớn các công ty tài chính và các ngân hàng không chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu. Cũng vì lý do đó, nhiều khách hàng đang cố gắng tìm kiếm một địa chỉ hỗ trợ tài chính cho cả khách hàng nợ xấu. Nhận thấy được thực tế trên, C22 Credit đem đến cho bạn sản phẩm vay trả góp an toàn cho mọi khách hàng, trong đó có cả khách hàng nợ xấu. Dịch vụ tài chính tại C22 được tối ưu hóa, đem đến trải nghiệm vay trả góp lãi thấp – an toàn cho người dân.

Với nỗ lực bền bỉ, C22 luôn giữ vững trách nhiệm là dịch vụ kết nối và tư vấn tài chính tận tâm, luôn hoạt động tích cực. Liên hệ Hotline 19003416 hoặc truy cập ngay C22.VN để được hỗ trợ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    29 Tháng 12, 2024

    Thông báo thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng giao dịch

    C22 Credit cam kết đảm bảo tính an toàn và minh bạch khi đầu tư P2P Lending trên nền tảng
    31 Tháng 10, 2024

    C22 Credit đảm bảo an toàn và minh bạch trong đầu tư P2P Lending

    P2P Lending Đâu là giới hạn an toàn cho nhà đầu tư
    31 Tháng 10, 2024

    P2P Lending: Đâu là “giới hạn” an toàn cho nhà đầu tư?

    31 Tháng 10, 2024

    5 lý do khiến bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư vào P2P Lending

    Vay ngang hàng với ngân hàng truyền thống
    31 Tháng 10, 2024

    So sánh ưu điểm và nhược điểm của cho vay ngang hàng so với các khoản vay ngân hàng truyền thống

THÔNG TIN TÀI CHÍNH

C22 Credit cam kết đảm bảo tính an toàn và minh bạch khi đầu tư P2P Lending trên nền tảng
31 Tháng 10, 2024

C22 Credit đảm bảo an toàn và minh bạch trong đầu tư P2P Lending

P2P Lending Đâu là giới hạn an toàn cho nhà đầu tư
31 Tháng 10, 2024

P2P Lending: Đâu là “giới hạn” an toàn cho nhà đầu tư?

TIN CHUNG

C22 Credit cam kết đảm bảo tính an toàn và minh bạch khi đầu tư P2P Lending trên nền tảng
31 Tháng 10, 2024

C22 Credit đảm bảo an toàn và minh bạch trong đầu tư P2P Lending

P2P Lending Đâu là giới hạn an toàn cho nhà đầu tư
31 Tháng 10, 2024

P2P Lending: Đâu là “giới hạn” an toàn cho nhà đầu tư?

C22 Credit

45/59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

1900 3416

C22credit@c22.vn

Điều khoản

Điều khoản và điều kiện

Quy trình tra soát và khiếu nại

Chính sách bảo mật

Dịch vụ

Vay trả góp

Vay theo đăng ký xe máy

Vay theo đăng ký ô tô

Hỗ trợ

Câu hỏi thường gặp

Chi phí khoản vay tại C22

Tra cứu khoản vay

Liên hệ

DMCA.com Protection Status
Fanpage C22 Credit Youtube Channel C22 Credit Tiktok Channel

Nhận cập nhật mới nhất từ C22
cũng như hàng ngàn ưu đãi đặc biệt chỉ có tại đây

    Copyright © 2025.
    Back to Top
    MENU
    • TRANG CHỦ
    • CHÚNG TÔI LÀ C22
      • Chúng tôi là ai?
      • Tầm nhìn và sứ mệnh
      • Liên hệ
    • TIN TỨC
    • DỊCH VỤ
      • Vay trả góp
      • Vay theo đăng ký xe máy
      • Vay theo đăng ký ô tô
    • ĐẦU TƯ
    • VAY TIỀN NGAY
    • TRA CỨU KHOẢN VAY
    • ĐỐI TÁC