Cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang nổi lên như một phương thức tiếp cận tài chính mới mẻ, mang lại cơ hội cho cả nhà đầu tư lẫn người vay trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mô hình này không chỉ giúp kết nối những người cần vốn với những người có khả năng cho vay mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tăng trưởng nhanh chóng, song cho vay ngang hàng vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng ở nước ta. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Cùng C22 phân tích thực trạng, cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra định hướng phát triển bền vững cho các hoạt động P2P Lending trong tương lai.

Cho vay ngang hàng là gì?
Cho vay ngang hàng trong tiếng Anh là Peer – to – Peer Lending ( P2P Lending). Đây là một hình thức tài chính cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp vay tiền trực tiếp từ những người cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến. Mô hình này như một cầu nối giữa người cần vốn và nhà đầu tư. Không thông qua nhiều thủ tục, chi phí trung gian và thời gian xử lý đều được tối ưu.
P2P Lending nhanh chóng thu hút sự quan tâm lớn của thế giới sau khi ra mắt. Sở dĩ là nhờ vào khả năng cung cấp khoản vay nhanh chóng và linh hoạt với lãi suất cạnh tranh hơn so với các phương thức vay truyền thống. Người vay có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư cũng có cơ hội kiếm lợi nhuận hấp dẫn từ khoản đầu tư của mình.
Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Cho vay ngang hàng xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2005, với sự ra đời của các nền tảng tại Anh và Mỹ. Đến khoảng 2016-2017, mô hình này mới bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, cùng với làn sóng phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech).
Từ năm 2018, P2P Lending tại Việt Nam đã trải qua sự bùng nổ với nhiều công ty fintech mới ra đời và tham gia vào thị trường. Hiện tại, ước tính có hơn 100 công ty fintech cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng chính thức. Quy mô của lĩnh vực này vẫn đang không ngừng mở rộng. Trong số đó, hơn 10 công ty có nguồn gốc từ các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore,… Phần lớn các công ty này đặt trụ sở tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính đến năm 2020, đã có hơn 4,8 triệu người tham gia vay qua các nền tảng P2P, với số tiền giải ngân lên đến hơn 93.000 tỷ đồng. Một số nền tảng nổi bật bao gồm Tima, Fiin, Huydong, và Vaymuon,…

Cơ hội và thách thức của hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam
Cơ hội
- Tiềm năng thị trường lớn: Nhu cầu tiếp cận vốn cao tại Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân cơ bản, bao gồm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), tình trạng thiếu tài chính của các hộ gia đình cá nhân, và những hạn chế trong hệ thống ngân hàng truyền thống. P2P Lending cung cấp một giải pháp thay thế linh hoạt và nhanh chóng hơn, giúp người vay dễ dàng tiếp cận vốn hơn.
- Tăng trưởng công nghệ và số hóa: Công nghệ tài chính (fintech) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với sự ra đời của nhiều công ty khởi nghiệp. P2P Lending, như một phần của hệ sinh thái fintech, được hưởng lợi từ sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), và phân tích tín dụng. Điều này giúp cải thiện quy trình xét duyệt vay và đánh giá rủi ro hiệu quả hơn.
- Giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng: Khi nhu cầu vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng cao, hệ thống ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vay vốn do các ràng buộc về quy định pháp lý, tiêu chuẩn xét duyệt khắt khe và tài nguyên hạn chế. Các ngân hàng thường có xu hướng tập trung vào các khoản vay lớn, từ các doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao. Trong khi đó lại bỏ qua những đối tượng nhỏ lẻ hơn hoặc có rủi ro tín dụng cao hơn. P2P Lending đã trở thành một giải pháp thay thế hiệu quả cho các tổ chức tài chính truyền thống. Từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng.
Thách thức
- Khung pháp lý chưa được hoàn thiện: Một trong những thách thức lớn nhất của P2P Lending tại Việt Nam là thiếu các quy định pháp lý rõ ràng. Hiện tại, hoạt động P2P Lending vẫn chưa có khung pháp lý chính thức từ Ngân hàng Nhà nước. Việc này dẫn đến rủi ro cho cả người cho vay và người vay, và các vấn đề liên quan đến quản lý và giám sát. Ngoài ra, khi thiếu sự quản lý chặt chẽ, một số nền tảng P2P Lending có thể hoạt động không minh bạch hoặc thậm chí lợi dụng mô hình này để lừa đảo, gây mất niềm tin cho người dùng.
- Hệ thống bảo vệ quyền lợi người dùng chưa được tối ưu: Hiện nay, các nhà đầu tư trên nền tảng P2P Lending phải tự chịu rủi ro trong trường hợp người vay không trả nợ. Việc thiếu các cơ chế bảo vệ như bảo hiểm tín dụng hoặc quỹ dự phòng rủi ro có thể khiến nhà đầu tư ngần ngại tham gia.
- Rủi ro đạo đức và công nghệ: Một số nguy cơ có thể xảy ra như hacker có thể tấn công sập sàn. Hoặc trục trặc kỹ thuật khiến dữ liệu bị mất hết. Thậm chí thông tin cá nhân có thể bị lợi dụng chia sẻ hay việc rao bán sản phẩm tín dụng không đúng theo quy định của pháp luật.

Định hướng phát triển bền vững
Để đảm bảo hoạt động P2P Lending phát triển bền vững, hiệu quả và an toàn tại Việt Nam, cần có những định hướng cụ thể từ cả phía nhà nước, doanh nghiệp fintech, và người sử dụng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Sự phát triển bền vững của P2P Lending đòi hỏi một khung pháp lý rõ ràng và chi tiết. Cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định pháp lý cụ thể cho hoạt động P2P Lending. Có thể kể đến như việc ban hành các quy định về điều kiện hoạt động của nền tảng. Hoặc là quy định bảo vệ quyền lợi người dùng. Đồng thời Chính phủ cũng cần quan tâm đến các công tác giám sát và kiểm tra nhằm bảo đảm tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật.
Nâng Cao Kiến Thức Tài Chính
Nâng cao kiến thức tài chính cho các chủ thể trên thị trường cũng rất quan trọng. Các nền tảng fintech nên có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu về quy trình vay, các điều khoản vay, và rủi ro liên quan. Để tránh tình trạng vay mượn quá mức hoặc vay với điều kiện không hợp lý, các chiến dịch giáo dục tài chính nên được triển khai để giúp người dùng hiểu rõ về khả năng tài chính của mình, khả năng trả nợ và các khoản phí phát sinh.
Phát Triển Công Nghệ Và Ứng Dụng AI Trong Quản Lý Tín Dụng
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), sẽ giúp P2P Lending trở nên hiệu quả và an toàn hơn. AI có thể phân tích hồ sơ tín dụng, dự đoán rủi ro vỡ nợ,…. Big Data có thể giúp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá độ tin cậy của người vay, đưa ra quyết định chính xác hơn.
Kết luận
Hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, các nền tảng P2P Lending ở nước ta vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Để mô hình này có thể phát triển bền vững, cần thiết phải xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện và đồng bộ. Sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp fintech và người dùng là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy mô hình tài chính hiện đại này phát triển ổn định và hiệu quả.
C22 Credit là nền tảng uy tín cung cấp dịch vụ P2P Lending tại Việt Nam. Khi đến với C22, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng. Dù bạn là người vay hay nhà đầu tư, lợi ích của bạn luôn được đặt lên hàng đầu. C22 luôn không ngừng nỗ lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển của mô hình cho vay ngang hàng ở Việt Nam.
Hãy liên hệ với C22 Credit ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi!