Trong bối cảnh kinh tế phát triển và cạnh tranh, việc tiếp cận nguồn vốn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thủ tục rườm rà và yêu cầu thế chấp tài sản từ các ngân hàng truyền thống gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp tiềm năng. Nền tảng Fintech và mô hình P2P Lending ra đời mang đến giải pháp mới. Nhờ đó, SMEs có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tăng cường được tính cạnh tranh và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
Giới thiệu chung về mô hình P2P Lending qua nền tảng Fintech
P2P Lending qua Fintech là mô hình cho vay ngang hàng được triển khai thông qua các nền tảng Fintech. Fintech giúp tự động hóa quy trình, từ khâu đăng ký vay, xét duyệt, đến việc giải ngân và thanh toán, giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng, minh bạch, và hiệu quả. Mô hình này không chỉ giúp người vay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mà còn cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội sinh lời từ việc cho vay trực tiếp với lãi suất hấp dẫn.
Nhu cầu tiếp cận vốn của SMEs qua mô hình P2P Lending qua nền tảng Fintech
Ở nước ta, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm gần 85% trong tổng số doanh nghiệp. Doanh thu từ nhóm này đạt khoảng 20% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp và đóng góp khoảng 70% GDP Việt Nam.
Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhóm doanh nghiệp này gặp nhiều trở ngại. Có đến 65% các SMEs đang thiếu hụt vốn do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng. Vì vậy các doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm sản xuất và kinh doanh cũng như tiến hành sa thải bớt nhân sự.
Điều này xảy ra là do các ngân hàng ở Việt Nam có nhiều yêu cầu khắt khe trước khi cấp tín dụng. Có thể kể đến như việc thiếu tài sản đảm bảo uy tín; quy mô hoạt động nhỏ; doanh thu, lợi nhuận và thông tin tài chính chưa rõ ràng và đầy đủ. Trước bối cảnh đó, P2P qua nền tảng Fintech được đánh giá là giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính cho các SMEs. Khi câu đố về việc tiếp cận vốn được giải quyết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có động lực mở rộng sản xuất và phát triển, khẳng định vai trò trong việc phát triển kinh tế.
P2P Lending qua nền tảng Fintech giúp thúc đẩy tài chính cho các SMEs như thế nào?
Trong số hơn 100 công ty Fintech được cấp phép thì có đến 40 công ty có dịch vụ P2P Lending (tiêu biểu như C22 Credit, Tima, Trust Circle, We Cash, Interloan, Lendbiz, Vnvon.com…), trong đó có một số công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia hay Singapore. Các công ty đang hoạt động khá hiệu quả, nhất là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc SMEs. Vì vậy mà đây dần trở thành kênh huy động vốn tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng
P2P Lending không chỉ đơn thuần là một nguồn cung cấp vốn mà còn là một động lực thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng cho SMEs.
- Việc tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn giúp SMEs tự tin hơn trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Họ có thể mạo hiểm hơn trong việc thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới, mở rộng thị trường hoặc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
- Quá trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn trên nền tảng P2P Lending buộc SMEs phải rà soát lại mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển và kế hoạch tài chính của mình. Điều này giúp họ nhìn nhận rõ ràng hơn về tình hình doanh nghiệp và có những điều chỉnh kịp thời.
- Thông qua việc tham gia vào cộng đồng P2P Lending, SMEs có cơ hội kết nối với các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh và học hỏi từ kinh nghiệm của những doanh nghiệp khác.
Đa dạng hóa nguồn vốn
Khác với phương thức vay vốn truyền thống, nơi SMEs thường phải phụ thuộc vào một ngân hàng duy nhất, P2P Lending cho phép SMEs tiếp cận với một mạng lưới rộng lớn các nhà đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn vốn không chỉ giúp SMEs giảm thiểu rủi ro mà còn tăng khả năng thương lượng điều kiện vay. SMEs có thể lựa chọn các gói vay phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.
Tự động hóa quy trình
P2P Lending qua nền tảng Fintech tự động hóa nhiều quy trình. Bao gồm đánh giá tín dụng, xử lý hồ sơ vay, quản lý tài khoản vay. Với lợi thế này, mô hình giúp các thủ tục đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc trực tiếp ra ngân hàng. Thời gian xét duyệt hồ sơ diễn ra nhanh chóng. SMEs có thể ứng phó kịp thời khi cần nguồn vốn gấp.
Chi phí vay vốn cạnh tranh
P2P Lending mang đến lợi thế vượt trội về lãi suất so với các ngân hàng truyền thống. Nhờ loại bỏ các khâu trung gian cồng kềnh, P2P Lending có thể cung cấp mức lãi suất cạnh tranh hơn đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính đáng kể.
Ví dụ, C22 Credit cung cấp dịch vụ vay vốn với lãi suất cạnh tranh chỉ từ 1.5%/tháng. Các thủ tục đơn giản, chỉ cần CCCD; hỗ trợ vay đối với khách hàng nợ xấu.
Thời gian giải ngân nhanh chóng
Sau quá trình đăng ký và xét duyệt, hồ sơ vay vốn sẽ được đăng lên các nền tảng Fintech để thu hút các nhà đầu tư. Đến khi đủ vốn từ các nhà đầu tư, khoản vay sẽ được giải ngân ngay vào tài ngoản người vay. Quá trình này chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày sau khi hoàn tất các thỏa thuận đôi bên.
Lưu ý khi lựa chọn vay vốn qua mô hình P2P Lending
Bên cạnh những lợi ích, vay vốn qua mô hình P2P Lending cũng tồn tại một số rủi ro nhất định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
- Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc quản lý lãi suất biến động, do lãi suất trên các nền tảng P2P không cố định và có thể thay đổi theo thời gian, gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
- Rủi ro tín dụng là một vấn đề quan trọng, vì SMEs thường không có tài sản thế chấp, do đó, việc không thể trả nợ đúng hạn có thể dẫn đến phí phạt cao và ảnh hưởng xấu đến uy tín tài chính.
- Các nền tảng P2P Lending thường không được bảo hiểm bởi các cơ quan tài chính nhà nước, dẫn đến việc doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất vốn nếu nền tảng gặp vấn đề. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hình thức vay vốn này.
Kết luận
P2P Lending đã góp phần khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy tài chính cho SMEs nhờ nền tảng Fintech. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, quy trình vay vốn trở nên đơn giản hơn, thời gian xét duyệt và giải ngân nhanh hơn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn mà không phải đối mặt với những rào cản phức tạp của ngân hàng truyền thống. Dù vẫn tồn tại một số rủi ro cần cân nhắc, nhưng rõ ràng, cho vay ngang hàng là một giải pháp tài chính tiên tiến và tiềm năng, giúp SMEs phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tài chính trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
C22 Credit là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ P2P Lending, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng kết nối với nguồn vay trong những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn cao sẽ đem đến trải nghiệm dịch vụ vay tín chấp hài lòng tuyệt đối.Với khẩu hiệu “Vay tiền không khó vì đã có C22”, chúng tôi hướng tới mục tiêu là dịch vụ hỗ trợ tài chính bài bản.
Liên hệ với C22 Credit ngay hôm nay để được hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng và nhanh chóng.