Lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhật thông tin để bảo vệ bản thân và có phương hướng đầu tư phù hợp.
Lạm phát và lãi suất là hai thuật ngữ không còn xa lạ với giới tài chính. Nhưng, bạn có biết: Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là rất quan trọng. Nếu hiểu rõ mối quan hệ này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng ra quyết định trong giao dịch.
Tìm hiểu về lạm phát là gì?
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền. Bởi vì khi mức giá chung tăng lên, cùng một số tiền sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước. Đây là một hiện tượng kinh tế rất phổ biến mà mọi quốc gia đều gặp phải trong giai đoạn phát triển kinh tế của mình.
Trên thị trường thế giới, lạm phát thể hiện sự sụt giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền của quốc gia khác. Ví dụ, thông thường bạn có thể mua một bát phở với giá 30.000 đồng. Tuy nhiên, nếu lạm phát kéo theo mặt bằng giá chung tăng thì một bát phở này sẽ lên 40.000 đồng.
Tìm hiểu về lạm phát là gì?
Nếu giá của tất cả hàng hóa tăng lên cùng một lúc, đồng tiền sẽ bắt đầu mất giá. Có thể nói, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ.
Các loại lạm phát phổ biến trên thị trường
Theo mức độ lạm phát của đơn vị tiền tệ, người ta chia lạm phát thành 3 loại cụ thể sau:
- Lạm phát vừa phải (dao động ở mức 1 con số – ví dụ 7%)
- Lạm phát phi mã (ở mức 2-3 con số – ví dụ 10%)
- Siêu lạm phát (tốc độ tăng vượt xa lạm phát phi mã, có thể lên đến 1000%)
Khi lạm phát tăng, điều này có nghĩa là lãi suất cũng tăng, vì có một mối tương quan đồng biến. Vì vậy, bất kể bạn là ai hay thu nhập của bạn là bao nhiêu, bạn cũng cần phân bổ chi tiêu và tập thói quen tiết kiệm. Nếu tiết kiệm là chưa đủ, hãy tìm cách để số tiền của bạn tự tạo ra lợi nhuận.
Hiện nay, có đa dạng các phương thức đầu tư để có thu nhập thụ động cho bạn lựa chọn. Trong đó, bạn có thể chọn đầu tư vào lĩnh vực P2P Lending của C22 để tạo ra thu nhập thụ động một cách an toàn và dễ dàng. Lãi suất đầu tư vào C22 hiện nay dao động từ 18.5% lên đến 19.5%, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh lãi suất vượt trội của C22 dành cho tất cả nhà đầu tư.
Tìm hiểu định nghĩa về lãi suất
Lãi suất được hiểu là tỷ lệ phần trăm được tính dựa trên số tiền gốc phải trả trong khoảng thời gian được cam kết từ trước. Thông thường, lãi suất được tính theo năm.
Đây là một công cụ rất quan trọng trong chính sách tiền tệ hiện nay. Ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia thường sử dụng chỉ số này để điều chỉnh các chỉ số kinh tế vĩ mô như thất nghiệp, đầu tư và lạm phát.
Tìm hiểu định nghĩa về lãi suất
Ví dụ, bạn vay ngân hàng 10 triệu đồng với lãi suất 2%/năm. Điều này có nghĩa là bạn phải trả thêm 10.000.000 x 2% = 200.000 VND mỗi năm cho ngân hàng.
Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn đang cho ngân hàng vay tiền. Do đó, bạn sẽ nhận được số tiền lãi tương ứng với số tiền gửi ban đầu mà bạn đã thực hiện trước đó.
Tuy nhiên, lãi suất thường không cố định. Tùy theo biến động của thị trường hoặc các ngân hàng khác nhau mà chỉ số sẽ thay đổi.
Nhiều nhà đầu tư nghiệp dư sẽ không biết điều này, thực tế có hai loại lãi suất: lãi suất được chia ra làm 2 loại là lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Trong đó, lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi suất được công bố trên thị trường, không đánh giá, xem xét đến sự ảnh hưởng của lạm phát. Còn lãi suất thực là chỉ số đã được điều chỉnh cân đối với tỷ lệ lạm phát.
Giả sử, bạn gửi tiền ngân hàng với mức lãi suất được quy định là 20%. Vậy 20% đó là mức lãi suất danh nghĩa. Trên thực tế, vì đồng tiền sẽ mất giá theo thời gian nên bạn sẽ không thật sự nhận được số tiền tương ứng với lãi suất danh nghĩa.
Do lạm phát giá trị đồng tiền, tỷ lệ lãi suất thực tế mà bạn có thể nhận được chỉ ở mức 14%. Đây là lý do quan trọng mà bạn nên tìm hiểu về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát.
Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không giới hạn. Hay hơn nữa là đầu tư vào một đơn vị tài chính uy tín, thông minh, hiện đại để có thể linh hoạt dòng tiền và được hưởng mức lãi suất mong muốn.
C22 cam kết khoản đầu tư của bạn có thể đảm bảo lợi nhuận lên đến 19.5% ngay cả trong trường hợp lạm phát hay suy thoái kinh tế.
Ưu điểm vượt trội khi đầu tư vào C22:
- Không giới hạn số tiền đầu tư
- Lãi suất cam kết cao, luôn ở mức cạnh tranh
- Minh bạch dòng tiền, đầu tư bài bản
- Bảo hiểm khoản đầu tư, nhà đầu tư yên tâm gửi trọn niềm tin
Có thể thấy, C22 có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn đáp ứng nhu cầu tích lũy đầu tư tạo ra thu nhập thụ động một cách thông minh và an toàn.
Phân loại lãi suất
Vậy có bao nhiêu mức lãi suất? Các mức lãi suất phổ biến nhất trên thị trường như sau:
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
- Lãi suất cho vay.
- Lãi suất thả nổi.
- Lãi suất tín dụng.
- Lãi suất chiết khấu ngân hàng.
- Lãi suất cơ bản.
- Lãi suất liên ngân hàng.
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất ngân hàng
Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau
Tại sao ngân hàng tăng lãi suất khi lạm phát cao? Khi ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ, nghĩa là cắt giảm lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay sẽ giảm theo. Điều này sẽ thu hút những người quan tâm đến các khoản vay hơn. Do đó, lượng tiền lưu thông trên thị trường và mức độ tiêu dùng cũng tăng lên.
Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau
Tuy nhiên, nguồn cung tiền lớn và rẻ làm giảm giá trị đồng tiền của quốc gia đó so với các đồng tiền khác. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát có thể tăng theo. Nói một cách đơn giản, khi lãi suất giảm, lạm phát tăng.
Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, tức là tăng lãi suất cơ bản, thì các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất cho vay. Tất nhiên, điều này làm giảm nhu cầu về tiền.
Người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn là đi vay hoặc sử dụng. Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lượng tiền lưu thông trên thị trường cũng giảm có tác động tích cực đến đồng tiền của quốc gia. Kết quả là lạm phát sẽ thấp. Đây là lý do tại sao tăng lãi suất làm giảm lạm phát.
Theo quy luật thị trường, có thể thấy:
- Chỉ số lạm phát phải thấp hơn lãi suất huy động.
- Lãi suất huy động phải thấp hơn lãi suất cho vay.
Có thể thấy hai chỉ tiêu tài chính này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ tỉ lệ thuận
Lý thuyết Fisher cho rằng, hai yếu tố này có mối quan hệ cùng chiều với nhau.
Trên giả thuyết cho thấy, mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ tỉ lệ thuận
Để đảm bảo lãi suất thực, khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và mục tiêu đầu tư.
Ta có một ví dụ thực tế về quy luật giữa lãi suất và lạm phát như sau: Tại sao lạm phát làm tăng lãi suất? Bởi vì, khi lạm phát tăng, đồng tiền mất giá. Nếu tốc độ tăng trưởng quá lớn, nước này sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng sẽ giảm cung tiền bằng cách tăng lãi suất.
Điều này ngăn cản các doanh nghiệp vay tiền, nhưng khuyến khích mọi người tiết kiệm.
Cuối cùng, dẫn đến việc giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, tăng giá trị của đồng tiền và kiềm chế lạm phát.
Ngược lại, khi lạm phát ở mức âm, dẫn đến nền kinh tế trì trệ, các nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích phát triển chung. Lúc này lãi suất sẽ hạ xuống để kích thích hoạt động vay vốn của doanh nghiệp, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Bản chất của lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng và tác động qua lại rất lớn. Mối tương quan này có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh và đầu tư. Nếu không duy trì được ở mức ổn định và cân đối thì dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó lường như lạm phát cao hay suy giảm kinh tế. Vì vậy, để nền kinh tế ổn định và phát triển, hai yếu tố này cần phải được giữ ở một tỷ lệ tối ưu. Quan trọng nhất, người dân cần hiểu cách chi tiêu và dành ra một số tiền nhất định để tiết kiệm cũng như đầu tư sinh lời. Hãy tham khảo phương thức gửi đầu tư P2P Lending của C22 để có được nguồn thu nhập thụ động cao và an toàn. Để tránh trường hợp tài sản bị mất giá, bạn cần hiểu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất. Từ đó, bạn có thể đầu tư đồng tiền của mình thông minh để sinh lời hiệu quả!